TIN TỨC

Khối ngoại bán ròng hơn nghìn tỷ từ đầu tháng 4, điều gì đang xảy ra với Thị trường chứng khoán?

Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên đảo chiều tăng điểm qua đó chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn tiếp tục đà bán ròng với giá trị có chiều hướng tăng dần. Trong 4 phiên gần nhất, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng cộng hơn 1.200 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trên HoSE. Luỹ kế từ đầu tháng 4 đến nay, giá trị bán ròng đã lên đến gần 1.600 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng hơn nghìn tỷ từ đầu tháng 4, điều gì đang xảy ra? - Ảnh 1.

Định giá không còn quá hấp dẫn

Áp lực bán của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường vừa có một nhịp hồi kéo dài. Nhiều cổ phiếu thậm chí đã tăng mạnh đến hàng chục % chỉ trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây. Định giá thị trường cũng không còn thực sự rẻ với P/E của VN-Index vào khoảng 12,x lần và có thể còn đắt hơn nữa sau mùa báo cáo tài chính quý 1/2023 tới đây.

Theo ước tính của VDSC, lợi nhuận sau thuế quý đầu năm có thể tăng trưởng âm 17% so với cùng kỳ, dựa trên kịch bản dự báo cơ sở về tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp mang tính đại diện cho các nhóm ngành mà đội ngũ phân tích lựa chọn. Theo VDSC, tăng trưởng quý 1 chủ yếu bị kéo giảm bởi một số cổ phiếu trong ngành bất động sản và hàng tiêu dùng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu LNST cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận của ngành ngân hàng được kỳ vọng đi ngang.

Khối ngoại bán ròng hơn nghìn tỷ từ đầu tháng 4, điều gì đang xảy ra? - Ảnh 2.

Rõ ràng, định giá là một yếu tố rất quan trọng trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Trước đó, khối ngoại từng có giai đoạn mua ròng “ồ ạt” từ tháng 11/2022 đến cuối tháng 1/2023 và đem đến hy vọng về sự trở lại sau thời gian dài bán ròng triền miên. Tuy nhiên, động thái này trên thực tế lại chỉ mang tính thời điểm, nhập cuộc khi chứng khoán Việt Nam liên tục giảm sâu kéo theo định giá xuống thấp kỷ lục.

Từ đầu tháng 2, khối ngoại đã bắt đầu chững lại và có dấu hiệu đảo chiều khi định giá thị trường tăng cao sau nhịp hồi mạnh và số liệu lợi nhuận quý 4 (công bố cuối tháng 1/2023) của các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng âm. Lực bán được cân lại phần nào nhờ động thái cơ cấu của VNM ETF và đợt huy động vốn bổ sung của Fubon ETF. Tuy nhiên, những động lực này đã không còn hoặc dần phai nhạt thời gian gần đây.

“Cá mập” hết dư địa giải ngân

truongthanh

truongthanh

THỂ LOẠI

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY